Dù sự thật thế nào, nên chăng có một góc nhìn khác, một góc nhìn từ bi hơn. Sao người Việt giỏi "hạ nhục" người khác một cách dễ dàng như cười vào chính những giằng xé không điểm tựa trong văn hóa mỗi cá nhân. Phải chăng chúng ta đã mất đi một hệ quy chiếu và nấc thang đo lường đâu là cái thiện. Ôi Chí Phèo vẫn còn đó trong mỗi ...
Hãy tập trung vào làm tốt việc của mỗi người!
....
Với nghệ sĩ Chánh Tín, có một điều ông cần làm bây giờ là không nên tiếp tục leo thang cùng dư luận, không cần phải giải thích hay chứng minh những lời nói và việc làm của mình nữa. Bởi không thể thanh minh hết cho mọi người được. Có những việc chỉ mình ông hiểu, chỉ mình ông biết ông bị cay đắng chỗ nào.
Chánh Tín không nên leo thang cùng dư luận, bởi chỉ mình ông hiểu nỗi cay đắng của mình 1
Có sự sắp đặt khiến cho dư luận hiểu khác đi câu trả lời của Chánh Tín?
Vụ scandan Chánh Tín vỡ nợ bắt đầu chắc chỉ là lời than thở của ông trong cơn túng quẫn sắp phải mất nhà, sắp phải ra đường.
Nếu là một người bình thường thì chuyện vỡ nợ của Chánh Tín chỉ dừng lại ở đó. Nếu người nghe được thông tin ấy nẩy sinh lòng tốt, đi kêu gọi bạn bè giúp đỡ thì Chánh Tín sẽ nhận được sự an ủi động viên và có thể sẽ nhận được phần nào sự giúp đỡ nhỏ nhoi về tài chính. Và sự than thở đó chấm hết. Anh sẽ nhận được sự an ủi về tinh thần là chính, bởi thế gian có mấy người bạn đứng ra gánh nợ nần thay anh. Ấy là ta đang nói đến một người bình thường.
Với Chánh Tín, oái ăm ở chỗ ông là người nổi tiếng, là ngôi sao sáng chói và biểu tượng điện ảnh một thời. Vấn đề là ở đó!
Khi lời than thở của Chánh Tín được đưa lên mặt báo, lập tức anh em nghệ sĩ cụ thể ở đây là NS Chí Trung liền đứng lên kêu gọi sự chung tay giúp đỡ để Chánh Tín không bị rơi vào cảnh bơ vơ vì mất nhà.
Sự giúp đỡ đó xuất phát từ tình cảm của người nghệ sĩ, trái tim đồng cảm khi chứng kiến người đàn anh mà họ kính trọng lâm vào cảnh nợ nần ở vào cái tuổi đáng lẽ được nghỉ ngơi, an nhàn. Sở dĩ Chí Trung công khai kêu gọi chỉ với mục đích làm cho việc quyên góp giành được kết quả tốt nhất, giúp được nhiều nhất, cứu giúp người anh mà anh yêu qúy và kính trọng. Đó là một việc làm đáng quý, một trái tim đồng cảm và biết rung lên trước nỗi éo le của một con người, cho dù người đó là ai.
Nhưng sự thể không đơn giản khi Chánh Tín thật thà trả lời hết những câu hỏi của báo chí. Câu Chánh Tín nói “tôi sẵn sàng quỳ lạy trước đại gia”, nếu xét trong bối cảnh câu chuyện của ông thì có nghĩa là “trong lúc tôi hoạn nạn thế này ai có tấm lòng cũng đều quý hết, tôi rất biết ơn họ, cho dù họ là ai”. Hay khi Chánh Tín nói câu “600 triệu chỉ để cứu đói”, ta chỉ nghe được câu trả lời của Chánh Tín mà không biết được câu hỏi của người phỏng vấn.
Bởi nếu câu hỏi được đưa ra với Chánh Tín là “Số tiền 600 triệu đó có đủ để anh chuộc nhà?” thì câu trả lời thông thường sẽ là “căn nhà của tôi lên đến 10 tỷ, 600 triệu chỉ thực sự chỉ là để cứu đói”…Thế nhưng, câu nói đó lại được đặt trong ngữ cảnh sau khi nhận được sự giúp đỡ của bạn đọc, Chánh Tín lại chê “600 triệu đó chỉ để cứu đói”. Cùng một câu nói khác “nếu ở nhà chung cư mấy chục thước như căn phòng này thì kỳ cục lắm” đã khiến cho câu chuyện đi xa hơn cả ý nghĩ mà Chánh Tín trình bày.
Chánh Tín không nên leo thang cùng dư luận, bởi chỉ mình ông hiểu nỗi cay đắng của mình.
Ai cũng biết cùng một câu nói nhưng đặt trong những ngữ cảnh khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau, cùng một câu trả lời thì người nghe sẽ cảm nhận nội dung câu nói đó theo cách riêng của họ, theo hướng tích cực hay tiêu cực. Nhất là khi những câu nói thật thà đó lại được tách ra đặt bên cạnh sự đối lập (bản thân đang vỡ nợ và thân phận những người nghèo khổ) thì sự bỉ ổi và trơ trẽn bỗng dưng được hiển bày.
Sự sắp đặt đó đến bây giờ không ai biết là vô tình hay cố ý nhưng nó đã tạo nên một làn sóng cảm xúc đầy phẫn nộ. Những lời xỉ vả và miệt thị nặng nề do đó được tuôn ra ồ ạt không gì ngăn cản được, “dành tặng” cho người nghệ sĩ một thời là thần tượng của họ.
Và không chỉ Chánh Tín mà nghệ sĩ Chí Trung cũng bị vạ lây.
Với vị trí của nghệ sĩ Chí Trung, với tuổi đời và tuổi nghề của anh thì chắc chắn anh không cần vin vào việc giúp đỡ này để được nổi tiếng. Bởi Chí Trung đã thừa để nổi tiếng, không phải là diễn viên trẻ mới vào nghề muốn mượn scandan để gây dựng sự nghiệp và tên tuổi. Nhưng đứng trước làn sóng chỉ trích này, Chí Trung chỉ biết chọn cách im lặng, tránh trả lời báo chí để “bảo toàn tính mạng” cho mình.
Chưa hết, khi vụ việc dường như sắp lắng lại thì một clip ghi âm cuộc trao đổi qua điện thoại của Chánh Tín lại được tung lên, nhằm khẳng định một lần nữa sự “bỉ ổi” của Chánh Tín.
Chưa ai biết đằng sau câu chuyện này là gì, nhưng lấp ló ở đó "dấu hiệu của tai họa".
Miệt thị chưa bao giờ là lựa chọn đúng
Không ai cấm được dư luận. Dư luận có chỉ trích phê phán ông cũng vì đã quá yêu quý ông để bây giờ thất vọng mà thôi. Dư luận có quyền chỉ trích nhưng việc dùng những lời lẽ sâu cay, miệt thị mang tính chất xúc phạm làm tổn thương người khác thì không nền văn hóa ứng xử nào khuyến khích làm việc này. Trong văn hóa ứng xử, sự miệt thị nhau, gây tổn thương nhau không bao giờ là đúng.
Đó là chưa nói đến việc, có lẽ khi buông lời chỉ trích, chưa ai đặt mình vào hoàn cảnh của ông. Rằng, ở vào lứa tuổi “xưa nay hiếm” đó, với cương vị của một người được xã hội tôn vinh như vậy giờ bỗng nhiên mất hết, mất cả tiền bạc, mất cả danh dự…Nếu đặt mình vào vị thế của một người sức yếu, mắt mờ, chân chậm, gối mỏi đang phải đương đầu với hàng loạt rắc rối của vòng quay nợ nần, có lẽ ta sẽ có sự thông cảm và rộng lòng với ông hơn.
Có lẽ qua vụ việc này, chúng ta lại một lần nữa phải nhắc đến văn hóa chỉ trích của người Nhật. Cách phê bình của họ bao giờ cũng đứng trên quan điểm: biết được điểm mạnh của người khác, nâng họ lên sau đó mới là phê bình. Phê bình là với mục đích để nâng đỡ, để giúp người bị phê bình thay đổi. Phê bình trên cơ sở tôn trọng con người, kể cả khi họ sai phạm.
Không nên leo thang cùng dư luận, bởi chỉ mình ông hiểu nỗi cay đắng của mình
Còn với nghệ sĩ Chánh Tín, có một điều ông cần làm bây giờ là không nên tiếp tục leo thang cùng dư luận, không cần phải giải thích hay chứng minh những lời nói và việc làm của mình nữa. Bởi không thể thanh minh hết cho mọi người được. Có những việc chỉ mình ông hiểu, chỉ mình ông biết ông bị cay đắng chỗ nào.
Nếu có oan ức thì hãy xem đây như một cái nghiệp mà mình phải trả, có như vậy ông mới bình thản đón nhận và chấp nhận sự thật. Trong lúc này, im lặng hành động và tự giải quyết vấn đề của mình là sự lựa chọn đúng nhất. Giải quyết được đến đâu, chấp nhận đến đó. Không hối hận việc đã làm, không tiếc nuối những gì đã mất, dũng cảm đối mặt với mọi khó khăn đang đến và nhẹ lòng đón nhận sự đến và đi của cuộc đời vốn vô thường này. Lẽ tự nhiên là như vậy, thế giới này vốn không thuộc về ai.
Phật đã dạy rằng “Vạn vật cung ứng cho ta nhưng không thuộc về ta”, do vậy danh vọng và tiền tài nó đến cũng có lúc nó phải đi, đó là quy luật của vũ trụ.
Giờ đây có thể Chánh Tín đang ở tột cùng của sự tuyệt vọng và đau khổ. Nếu thế, ông hãy nghĩ rằng, không có niềm vui nào là vĩnh hằng. Và ngược lại, không có nỗi đau nào là trường tồn. Hãy nghĩ rằng mình không là gì trong cuộc đời này, hào quang đã có là của ngày hôm qua. Hôm nay, mình đã rời sân khấu cũng là lúc rời khỏi ánh hào quang rực rỡ của quá khứ để được sống một cuộc đời bình thường.
Cuộc đời đó là tuổi già cần được ngơi nghỉ, là sức lực không còn và không phù hợp để bươn chải với thương trường cũng là “chiến trường” nữa.
Sưu tầm.
Theo GiaDinh
Mạc Vi
Hãy tập trung vào làm tốt việc của mỗi người!
....
Với nghệ sĩ Chánh Tín, có một điều ông cần làm bây giờ là không nên tiếp tục leo thang cùng dư luận, không cần phải giải thích hay chứng minh những lời nói và việc làm của mình nữa. Bởi không thể thanh minh hết cho mọi người được. Có những việc chỉ mình ông hiểu, chỉ mình ông biết ông bị cay đắng chỗ nào.
Chánh Tín không nên leo thang cùng dư luận, bởi chỉ mình ông hiểu nỗi cay đắng của mình 1
Có sự sắp đặt khiến cho dư luận hiểu khác đi câu trả lời của Chánh Tín?
Vụ scandan Chánh Tín vỡ nợ bắt đầu chắc chỉ là lời than thở của ông trong cơn túng quẫn sắp phải mất nhà, sắp phải ra đường.
Nếu là một người bình thường thì chuyện vỡ nợ của Chánh Tín chỉ dừng lại ở đó. Nếu người nghe được thông tin ấy nẩy sinh lòng tốt, đi kêu gọi bạn bè giúp đỡ thì Chánh Tín sẽ nhận được sự an ủi động viên và có thể sẽ nhận được phần nào sự giúp đỡ nhỏ nhoi về tài chính. Và sự than thở đó chấm hết. Anh sẽ nhận được sự an ủi về tinh thần là chính, bởi thế gian có mấy người bạn đứng ra gánh nợ nần thay anh. Ấy là ta đang nói đến một người bình thường.
Với Chánh Tín, oái ăm ở chỗ ông là người nổi tiếng, là ngôi sao sáng chói và biểu tượng điện ảnh một thời. Vấn đề là ở đó!
Khi lời than thở của Chánh Tín được đưa lên mặt báo, lập tức anh em nghệ sĩ cụ thể ở đây là NS Chí Trung liền đứng lên kêu gọi sự chung tay giúp đỡ để Chánh Tín không bị rơi vào cảnh bơ vơ vì mất nhà.
Sự giúp đỡ đó xuất phát từ tình cảm của người nghệ sĩ, trái tim đồng cảm khi chứng kiến người đàn anh mà họ kính trọng lâm vào cảnh nợ nần ở vào cái tuổi đáng lẽ được nghỉ ngơi, an nhàn. Sở dĩ Chí Trung công khai kêu gọi chỉ với mục đích làm cho việc quyên góp giành được kết quả tốt nhất, giúp được nhiều nhất, cứu giúp người anh mà anh yêu qúy và kính trọng. Đó là một việc làm đáng quý, một trái tim đồng cảm và biết rung lên trước nỗi éo le của một con người, cho dù người đó là ai.
Nhưng sự thể không đơn giản khi Chánh Tín thật thà trả lời hết những câu hỏi của báo chí. Câu Chánh Tín nói “tôi sẵn sàng quỳ lạy trước đại gia”, nếu xét trong bối cảnh câu chuyện của ông thì có nghĩa là “trong lúc tôi hoạn nạn thế này ai có tấm lòng cũng đều quý hết, tôi rất biết ơn họ, cho dù họ là ai”. Hay khi Chánh Tín nói câu “600 triệu chỉ để cứu đói”, ta chỉ nghe được câu trả lời của Chánh Tín mà không biết được câu hỏi của người phỏng vấn.
Bởi nếu câu hỏi được đưa ra với Chánh Tín là “Số tiền 600 triệu đó có đủ để anh chuộc nhà?” thì câu trả lời thông thường sẽ là “căn nhà của tôi lên đến 10 tỷ, 600 triệu chỉ thực sự chỉ là để cứu đói”…Thế nhưng, câu nói đó lại được đặt trong ngữ cảnh sau khi nhận được sự giúp đỡ của bạn đọc, Chánh Tín lại chê “600 triệu đó chỉ để cứu đói”. Cùng một câu nói khác “nếu ở nhà chung cư mấy chục thước như căn phòng này thì kỳ cục lắm” đã khiến cho câu chuyện đi xa hơn cả ý nghĩ mà Chánh Tín trình bày.
Chánh Tín không nên leo thang cùng dư luận, bởi chỉ mình ông hiểu nỗi cay đắng của mình.
Ai cũng biết cùng một câu nói nhưng đặt trong những ngữ cảnh khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau, cùng một câu trả lời thì người nghe sẽ cảm nhận nội dung câu nói đó theo cách riêng của họ, theo hướng tích cực hay tiêu cực. Nhất là khi những câu nói thật thà đó lại được tách ra đặt bên cạnh sự đối lập (bản thân đang vỡ nợ và thân phận những người nghèo khổ) thì sự bỉ ổi và trơ trẽn bỗng dưng được hiển bày.
Sự sắp đặt đó đến bây giờ không ai biết là vô tình hay cố ý nhưng nó đã tạo nên một làn sóng cảm xúc đầy phẫn nộ. Những lời xỉ vả và miệt thị nặng nề do đó được tuôn ra ồ ạt không gì ngăn cản được, “dành tặng” cho người nghệ sĩ một thời là thần tượng của họ.
Và không chỉ Chánh Tín mà nghệ sĩ Chí Trung cũng bị vạ lây.
Với vị trí của nghệ sĩ Chí Trung, với tuổi đời và tuổi nghề của anh thì chắc chắn anh không cần vin vào việc giúp đỡ này để được nổi tiếng. Bởi Chí Trung đã thừa để nổi tiếng, không phải là diễn viên trẻ mới vào nghề muốn mượn scandan để gây dựng sự nghiệp và tên tuổi. Nhưng đứng trước làn sóng chỉ trích này, Chí Trung chỉ biết chọn cách im lặng, tránh trả lời báo chí để “bảo toàn tính mạng” cho mình.
Chưa hết, khi vụ việc dường như sắp lắng lại thì một clip ghi âm cuộc trao đổi qua điện thoại của Chánh Tín lại được tung lên, nhằm khẳng định một lần nữa sự “bỉ ổi” của Chánh Tín.
Chưa ai biết đằng sau câu chuyện này là gì, nhưng lấp ló ở đó "dấu hiệu của tai họa".
Miệt thị chưa bao giờ là lựa chọn đúng
Không ai cấm được dư luận. Dư luận có chỉ trích phê phán ông cũng vì đã quá yêu quý ông để bây giờ thất vọng mà thôi. Dư luận có quyền chỉ trích nhưng việc dùng những lời lẽ sâu cay, miệt thị mang tính chất xúc phạm làm tổn thương người khác thì không nền văn hóa ứng xử nào khuyến khích làm việc này. Trong văn hóa ứng xử, sự miệt thị nhau, gây tổn thương nhau không bao giờ là đúng.
Đó là chưa nói đến việc, có lẽ khi buông lời chỉ trích, chưa ai đặt mình vào hoàn cảnh của ông. Rằng, ở vào lứa tuổi “xưa nay hiếm” đó, với cương vị của một người được xã hội tôn vinh như vậy giờ bỗng nhiên mất hết, mất cả tiền bạc, mất cả danh dự…Nếu đặt mình vào vị thế của một người sức yếu, mắt mờ, chân chậm, gối mỏi đang phải đương đầu với hàng loạt rắc rối của vòng quay nợ nần, có lẽ ta sẽ có sự thông cảm và rộng lòng với ông hơn.
Có lẽ qua vụ việc này, chúng ta lại một lần nữa phải nhắc đến văn hóa chỉ trích của người Nhật. Cách phê bình của họ bao giờ cũng đứng trên quan điểm: biết được điểm mạnh của người khác, nâng họ lên sau đó mới là phê bình. Phê bình là với mục đích để nâng đỡ, để giúp người bị phê bình thay đổi. Phê bình trên cơ sở tôn trọng con người, kể cả khi họ sai phạm.
Không nên leo thang cùng dư luận, bởi chỉ mình ông hiểu nỗi cay đắng của mình
Còn với nghệ sĩ Chánh Tín, có một điều ông cần làm bây giờ là không nên tiếp tục leo thang cùng dư luận, không cần phải giải thích hay chứng minh những lời nói và việc làm của mình nữa. Bởi không thể thanh minh hết cho mọi người được. Có những việc chỉ mình ông hiểu, chỉ mình ông biết ông bị cay đắng chỗ nào.
Nếu có oan ức thì hãy xem đây như một cái nghiệp mà mình phải trả, có như vậy ông mới bình thản đón nhận và chấp nhận sự thật. Trong lúc này, im lặng hành động và tự giải quyết vấn đề của mình là sự lựa chọn đúng nhất. Giải quyết được đến đâu, chấp nhận đến đó. Không hối hận việc đã làm, không tiếc nuối những gì đã mất, dũng cảm đối mặt với mọi khó khăn đang đến và nhẹ lòng đón nhận sự đến và đi của cuộc đời vốn vô thường này. Lẽ tự nhiên là như vậy, thế giới này vốn không thuộc về ai.
Phật đã dạy rằng “Vạn vật cung ứng cho ta nhưng không thuộc về ta”, do vậy danh vọng và tiền tài nó đến cũng có lúc nó phải đi, đó là quy luật của vũ trụ.
Giờ đây có thể Chánh Tín đang ở tột cùng của sự tuyệt vọng và đau khổ. Nếu thế, ông hãy nghĩ rằng, không có niềm vui nào là vĩnh hằng. Và ngược lại, không có nỗi đau nào là trường tồn. Hãy nghĩ rằng mình không là gì trong cuộc đời này, hào quang đã có là của ngày hôm qua. Hôm nay, mình đã rời sân khấu cũng là lúc rời khỏi ánh hào quang rực rỡ của quá khứ để được sống một cuộc đời bình thường.
Cuộc đời đó là tuổi già cần được ngơi nghỉ, là sức lực không còn và không phù hợp để bươn chải với thương trường cũng là “chiến trường” nữa.
Sưu tầm.
Theo GiaDinh
Mạc Vi
GÓC NHÌN Hãy riêng mình hiểu nỗi cay đắng lòng mình, Chánh Tín không nên leo thang cùng dư luận!
Reviewed by Nguyễn Trí Hiển
on
08:03
Rating:
Không có nhận xét nào: